Phở Thìn, Bánh Mỳ Huynh Hoa, Thu Hương Bakery - Những cơn sóng ngầm của thương hiệu Việt
Tại Việt Nam có những thương hiệu ẩm thực lâu đời để lại nhiều kỷ niệm với bao thế hệ, như Phở Thìn, Bánh Mỳ Huynh Hoa, Thu Hương Bakery, Bánh Mỳ Đức Phát, tuy nhiên những cuộc xung đột, đấu đá lợi ích, đấu tố nhau trong nội bộ lại không thể khiến những thương hiệu đó đi xa và phát triển bền vững được.
1. PHỞ THÌN - THƯƠNG HIỆU PHỞ VỚI NHIỀU MẪU THUẪN VỀ SỞ HỮU BẢN QUYỀN
Ai mới thực sự là người sở hữu thương hiệu Phở Thìn?
Đây là một câu hỏi khá hóc búa và gần như chưa có lời giải thích xác đáng cho mối nghi ngờ mà bấy lâu này chưa sáng tỏ. Chúng ta cùng quay ngược về quá khứ, xem xét đến bối cảnh lịch sử của nó.
Phở Thìn Bờ Hồ là 1 nhãn hiệu đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp và bảo hộ, Nhãn hiệu được gia hạn năm 2018 do con trai ông Bùi Chí Đạt đăng ký bảo hộ
Phở Thìn Bờ Hồ được mở từ năm 1954, do ông Bùi Chí Thìn (1928-2001) làm chủ. Tới nay, hàng phở này vẫn chỉ có 1 địa chỉ duy nhất ở 61 Đinh Tiên Hoàng, đối diện hồ Gươm. Sau khi ông Bùi Chí Thìn mất, hiện nay, người cháu đích tôn của ông là anh Bùi Chí Thành đã cùng vợ tiếp quản hàng phở. Dù còn khá trẻ nhưng hai vợ chồng anh vẫn quyết định tạm dừng công việc của mình để về gìn giữ và phát triển tiếp hàng phở "huyền thoại" một thời này.
Phở Thìn 13 Lò Đúc - Hiện tại nhãn hiệu này bị Cục Sở Hữu Trí Tuệ từ chối do bị trùng với thương hiệu phở Thìn trước đó
Phở Thìn Lò Đúc bắt đầu mở từ năm 1979, do ông Nguyễn Trọng Thìn gây dựng từ một hàng phở nhỏ. Cho tới nay, hàng phở đã nổi tiếng tầm cỡ quốc tế và có cả cơ sở ở nước ngoài.
Đầu năm 2019, phở Thìn Lò Đúc gây được tiếng vang cả trong và ngoài nước bởi sự kiện mở chi nhánh tại Nhật Bản. Khi đó, đích thân ông Thìn cũng đã bay sang xứ sở hoa anh đào để truyền công thức, hướng dẫn và giúp đỡ cho quán trong thời gian đầu mở cửa. Ngoài người dân ở Nhật, nhiều người Việt tại Nhật cũng đã tới đây ăn thử. Khi đó, lượng khách tới ăn phở Thìn Lò Đúc tại Nhật Bản đã xếp hàng dài. Sau Nhật, phở Thìn Lò Đúc còn mở cơ sở tại Úc và cũng nhận được sự quan tâm không kém.
Trên thực tế thì đây là 2 thương hiệu phở khác nhau có trùng tên của 2 người sáng lập.
2. PHỞ THÌN LÒ ĐÚC - NỘI BỘ ĐẤU TỐ NHAU
Về bản chất khi thương hiệu đạt tới đỉnh cao thời kỳ hoàng kim, thì sẽ luôn xảy ra xung đột lợi ích
Điển hình như trong vụ lùm xùm xảy ra tại Phở Thìn 13 Lò Đúc khi ông Nguyễn Trọng Thìn (người sáng lập) và ông Đoàn Hải Trung - CEO kiêm người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Phở Thìn Hà Nội, người tự xưng là truyền nhân của Ông Thìn.
Ông Đoàn Hải Trung là một doanh nhân trẻ tài giỏi, có học thức, có kiến thức về kinh doanh và nhượng quyền thương hiệu, ông đã có công trong việc mở rộng và phát triển chuỗi thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc đi khắp 5 châu. Ngoài ông Trung (không phải là huyết thống của ông Thìn) thì mọi con cháu của ông Thìn, theo quan điểm của ông, có thể tự lấy thương hiệu của ông mà kinh doanh, ai thích mở thì mở, mặc định thương hiệu đó là của cả nhà. Câu chuyện sẽ càng phức tạp và rắc rối hơn khi về pháp lý, giấy tờ kinh doanh mỗi nơi mỗi kiểu, cũng chỉ là cái bắt tay hợp tác, lời nói đầu môi và chưa rõ ràng về việc hợp thức hoá trên giấy tờ, đặc biệt là khi mở rộng ra thế giới.
Khi kinh doanh Nhượng Quyền Thương Hiệu, yếu tố nào đặc biệt lưu tâm:
- Tính pháp lý, chủ quyền thương hiệu
- Quản trị thương hiệu (Chất lượng, hình ảnh, con người, công thức, ...)
- Mô hình kinh doanh, Định hướng kinh doanh
- Cơ chế hợp tác giữa các cổ đông
3. BÁNH MỲ HUYNH HOA - ĐƯỜNG AI NẤY ĐI SAU 30 NĂM GẮN BÓ
Tiệm bánh mì Huynh Hoa ra đời vào năm 1989, nổi tiếng tại TP. HCM được phát triển từ những chiếc bánh tiêu, bánh quẩy và bánh mì không.
Cái tên Huynh Hoa ban đầu là tên của hai người chủ đầu tiên là bà Huynh và bà Hoa, nhưng sau này thường được người dân quen gọi là Huỳnh Hoa. Dù giá mỗi chiếc bánh mỳ tương đối cao so với mặt bằng chung, cửa hàng này vẫn thu hút lượng lớn thực khách đến thưởng thức.
Tuy nhiên vào cuối năm 2021, bánh mỳ Huynh Hoa được bà Huynh tách ra làm riêng với thương hiệu Bánh mỳ Ômôi Bà Huynh vì “lý do cá nhân phức tạp”. Thương hiệu Huynh Hoa và cửa hàng cũ do bà Hoa nắm giữ, quản lý.
Bà Huynh cũng lên tiếng cho biết bà Hoa đã lấy tất cả cửa hàng và thương hiệu Huynh Hoa. Vì vậy, bà Huynh quyết định làm lại thương hiệu khác.
4. THU HƯƠNG BAKERY & MADAME HƯƠNG - BƯỚC ĐI SAI LẦM CỦA NGƯỜI CHỦ
Một thương hiệu bánh nổi tiếng phía Bắc là Thu Hương phải chấp nhận số phận bán mình cho đối tác sau khi đôi bên không tìm được tiếng nói chung.
Thu Hương Bakery ra đời từ năm 1996 bởi một thợ bánh từ khách sạn Sofitel Metropole và mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2003. Hệ thống tiệm bánh do bà Nguyễn Thị Thu Hương làm chủ lớn mạnh dần và liên tục mở rộng điểm bán.
Song đến năm 2016, bà Hương tuyên bố không còn là chủ chuỗi cửa hàng bánh ngọt nữa sau khi bán toàn bộ cổ phần cho đối tác. Thời điểm hiện tại, bà Hương thành lập riêng thương hiệu Madame Hương và sở hữu gần 70 cửa hàng.
5. BÁNH MỲ ĐỨC PHÁT - CHIA LY TRONG MỘT GIA ĐÌNH
Trong khi ở phía Nam, một thương hiệu truyền thống khác cũng dính vào vấn đề xung đột quyền lực là Đức Phát Bakery. Thương hiệu này được thành lập bởi ông Kao Siêu Lực và bà Dư Đức Phát vào năm 1984 với mô hình ban đầu chỉ là một lò bánh mỳ.
Bánh Mỳ Đức Phát nhanh chóng phát triển nhờ sự ưa chuộng từ người tiêu dùng. Tuy nhiên vào năm 2007, vợ chồng chủ thương hiệu đệ đơn ra tòa ly dị.
Theo phán quyết, ông Lực được chia 10 cửa hàng nhưng phải từ bỏ thương hiệu Đức Phát cùng 1 triệu USD. Vợ ông được sở hữu phần còn lại cùng thương hiệu Đức Phát.
Sau khi từ bỏ thương hiệu Đức Phát, ông Lực sáng lập thương hiệu bánh mới là ABC Bakery (Công ty TNHH MTV Bánh kẹo Á Châu) với hơn 30 cửa hàng chủ yếu phủ sóng khu vực phía Nam.
6. KẾT LUẬN
1. Quản trị thương hiệu bài bản: Nhân bản cửa hàng nó chính là việc bạn "tạo mới" dựa trên "giá trị cũ đã có". Vậy trước khi bán hay làm thì nên làm rõ cái "giá trị" mình sẽ bán!
- Tìm ra các điểm mạnh cốt lõi từ sản phẩm đến thương hiệu để làm Định Vị
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ
2. Chiến lược và định hướng kinh doanh:
- Phân khúc khách hàng, Thị trường mục tiêu
- Kế hoạch tài chính
- Chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
3. Tiêu Chuẩn chất lượng và Quy trình: Điều kiện lớn nhất của chuỗi đó là phải có tính "tương đồng" 1 giá trị nào đó!
Muốn vậy cần Hệ thống hoá - và tối ưu hoá các quy trình để có thể nhân bản mà vẫn giữ được tương đồng, nhất quán
4. Nguồn cung ứng: một trong những điều cốt lõi của chuỗi đó là : đảm bảo đồng bộ chất lượng, hãy xem như các chuỗi nhà hàng của Golden Gate như Gogi House, Sumo BBQ: bạn ăn ở Hà Nội hay Nghệ An, Thái Bình thì cũng tương đồng đến 90% đồ ăn, từ lá nhíp cuốn thịt, đến nước chấm...
••••••••••
© Thiết Kế & Truyền Thông Thương Hiệu IDEPHO
- Hotline: 03 9515 9515
- Địa chỉ: Số 10, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Website: idepho.com
Xem thêm