Thương hiệu tuy LỚN nhưng không đủ MẠNH. Nguyên nhân và giải pháp

Nếu thương hiệu của bạn đủ mạnh, nó chắc chắn sẽ mang lại giá trị bền vững vì nó không chỉ là kim chỉ nam cho những kế hoạch tiếp thị quảng bá mà còn những quyết định từ nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

thuong hieu idepho

Nguyên nhân sâu xa

Một điều gì đó đã xẩy ra khiến cho mối giao kết giữa khách hàng và thương hiệu không còn mạnh như trước nữa. Không phải lúc nào công ty cũng luôn luôn là kẻ có lỗi đặc biệt là khi sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của họ (suy thoái toàn cầu, tiến bộ kỹ thuật, thảm họa quốc tế, v.v…). 

Mất kí ức thương hiệu

Đối với những thương hiệu lâu năm, ký ức trở thành một vấn đề đáng kể. Một khi thương hiệu quên mất là nó đã được xác định để đại diện cho cái gì, ngay lập tức nó sẽ vướng phải vấn đề.

Tính độc đoán của thương hiệu

Các thương hiệu đôi khi nuôi dưỡng khuynh hướng là đánh giá quá mức tầm quan trọng và khả năng của mình. Đây chính là chứng cớ khi một thương hiệu tin là nó có thể nắm vững một thị trường độc nhất như trong trường hợp của Polaroid với thị trường chụp hình lấy liền. Và điều này cũng khá rõ ràng khi một thương hiệu thâm nhập vào một thị trường mới mà nó không hề phù hợp tí nào.

Tính cuồng vọng của thương hiệu

Độc đoán có thể đưa đến cuồng vọng. Khi điều này xẩy ra, các thương hiệu muốn thâu tóm cả thế giới bằng cách mở rộng thương hiệu đến mọi chủng loại sản phẩm mà họ có thể tưởng tượng ra. 

Sự mệt mỏi của thương hiệu

Một số công ty cảm thấy mệt mỏi với các thương hiệu của họ. Bạn có thể thấy điều này xảy ra với những sản phẩm bị bỏ quên trên các kệ hàng mặc cho bụi bám. Khi những mầm mống của sự mệt mỏi thương hiệu biểu hiện cả trong lĩnh vực sáng tạo thì chuyện sụt giảm lượng hàng bán ra là đương nhiên.

Hoang tưởng thương hiệu

Điều này đối nghịch với tính độc đoán của thương hiệu và thường xẩy ra khi một thương hiệu phải đối mặt với sự cạnh tranh có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Các triệu chứng thông thường bao gồm: áp lực muốn thưa kiện các đối thủ, muốn tái tạo lại thương hiệu cứ mỗi sáu tháng và ham muốn bắt chước các đối thủ.

Không thích ứng thương hiệu

Khi một thị trường dần phát triển một cách căn bản, các thương hiệu liên quan đến thị trường này có nguy cơ trở nên không thích ứng hay đối nghịch hoàn toàn. Các giám đốc thương hiệu cần phải cố duy trì thích ứng bằng cách giữ vững vị thế dẫn đầu về chủng loại sản phẩm.

Những ngộ nhận về việc thiết lập thương hiệu

Các công ty thường bị bất ngờ khi các thương hiệu của họ gặp vấn đề. Điều này xảy ra vì họ thường quá tin vào thương hiệu của mình ngay từ lúc khởi đầu. Dù sao thì niềm tin thương hiệu này cũng khởi nguyên từ một thái độ mù mờ về việc thiết lập thương hiệu chỉ dựa quanh một hay nhiều những ngộ nhận sau:

- Nếu một sản phẩm tốt, nó sẽ thành công

- Các thương hiệu thường có vẻ sẽ thành công hơn là thất bại

- Các công ty lớn luôn thành công trong thiết lập thương hiệu

- Thương hiệu mạnh bảo vệ cho sản phẩm

Thương hiệu tuy lớn những không đủ mạnh. Nguyên nhân và giải pháp

Giải pháp nào cho một thương hiệu doanh nghiệp?

Thương hiệu là một trong những tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, nó cần phải được làm cẩn thận để đảm bảo sự phát triển đúng đắn và thực sực đại diện cho doanh nghiệp. Thương hiệu sẽ được định hình một cách tối ưu nhất thông qua quá trình nghiên cứu và đầu tư xây dựng, nhưng nó chỉ dẫm chân tại chỗ nếu không có chiến lược phát triển. 

Để có chiến lược phát triển thương hiệu thực sự hiệu quả, trước khi cố gắng định nghĩa thương hiệu của mình bạn cần thực hiện một số thăm dò chuyên sâu, đứng trên cương vị là mộ khách hàng hoặc là đối thủ cạnh tranh để nhìn tổng thể doanh nghiệp. Nhìn lại chính mình bằng hình ảnh rõ ràng nhất để thấy được mục đích, tình trạng và vị trí hiện tại đang có, khi đó hãy xác định xem đâu là điểm mạnh, điểm yếu còn đâu là cơ hội.

Để phát triển thương hiệu bền vững bạn cần:

  • Xác định chiến lược kinh doanh tổng thể: Bản chất của thương hiệu là đầy hứa hẹn và khả năng mang lại, nếu chiến lược kinh doanh tổng thể có mục đích rõ ràng thì việc phát triển thương hiệu sẽ giúp bạn nắm lấy nó.
  • Xác định được khách hàng mục tiêu và nhóm khách hàng tiềm năng: việc tìm hiểu về hành vi mua sắm của nhóm khách hàng này thông qua hoạt động của họ trên mạng xã hội rất quan trọng. Từ điều này bạn sẽ dễ dàng phân loại và có chính sách tiếp cận phù hợp hơn.
  • Định vị thị trường (phát triển đinh vị thương hiệu): điều này chính là sự khẳng định mạnh mẽ với khách hàng sự khác biệt của bạn với đối thủ, nêu rõ lý do tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm của bạn mà không phải của một doanh nghiệp nào khác.
  • Phát triển tên, logo, khẩu hiệu doanh nghiệp: nhận diện thương hiệu thông qua tên, hình ảnh, logo, khẩu hiệu là các làm có tính định hình, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quảng bá thương hiệu. 
  • Phát triển trang web: kinh doanh thương mại điện tử đặc biệt đề cao vai trò của website, khách hàng sẽ quay lại để tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn tại đây. Web phải chứ nội dung quý giá, đặc biệt chăm chút về thiết kế, sự logic là điều khách hàng mong đợi để nhanh chóng tìm ra thứ họ muốn. Ngoài ra việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) sẽ hỗ trợ đưa khách hàng về với web của bạn cao hơn.
  • Định hướng phát triển nội dung nhất quán: Kinh doanh thương mại điện tử đòi hỏi định hướng nội dung trên website và các kênh hỗ trợ phải nhất quán. Đầu tư vào việc xây dưng nội dung làm tăng khả năng hiện thị và danh tiếng, hãy đảm bảo những thứ khách hàng nhận được đều có giá trị, thực sự bổ ích và đáp ứng được nhu cầu thông tin đang cần. Nên nhớ rằng, sức mạnh của thương hiệu được định hướng bằng dnah tiếng và tầm nhìn.
  • Xây dựng công cụ tiếp thị đủ mạnh: đừng để khách hàng mất quá nhiều thời gian để tìm thấy bạn, trong khi doanh nghiệp có thể tận dụng rất nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau để tiếp cận khách hàng. Tận dụng tất cả các kênh có thể tiếp cận với người dùng và tận dụng nó bằng cách đầu tư có hiệu quả.
  • Liên tục theo dõi, phát hiện và điều chỉnh: một khi đã bỏ thời gian xây dựng và phát triển bạn phải thực hiện nó với quyết tâm cao nhất. Bạn cần liên tục theo dõi từ tổng thể đến chi tiết, điều này giúp bạn chắc chắn được chiến lược mình đưa ra phù hợp hay chưa và có sự điều chỉnh kịp thời để không làm ảnh hưởng đến kỳ vọng phát triển thương hiệu.

Thương hiệu tuy lớn những không đủ mạnh. Nguyên nhân và giải pháp

••••••••••

© Thiết Kế & Truyền Thông Thương Hiệu IDEPHO

  • Hotline: 03 9515 9515
  • Địa chỉ: Số 10, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • Website: idepho.com
  • IDEPHO Fanpage | Youtube


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng